Tin tức được đưa ra trên truyền thông Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Vào ngày 23 Tháng mười hai 2012, The Oregonian báo cáo rằng một người phụ nữ Mỹ, cô Julie Keith, đã tìm thấy một lá thư viết xen kẽ bằng tiếng Trung và tiếng Anh, nhét trọng một món quà trang trí Halloween, được bán tại một siêu thị của Kmart. Bức thư đã được xác thực và được minh chứng bởi CNN.[13] Nội dung bức thư:"Thưa ngài: Nếu quý ngài tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư này tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người ở đây đang chịu sự đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ vĩnh viễn nhớ ơn quý ngài.""Sản phẩm này được sản xuất tại Sở 2 Đại đội 8 Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, thuộc Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.""Người làm ở đây phải lao động 15 giờ mỗi ngày, không được nghỉ cuối tuần, nếu không sẽ bị đánh và chửi, hầu như không có tiền công (chỉ nhận 10 nhân dân tệ/tháng [khoảng 33.000 VND])""Người làm ở đây trung bình bị phạt 1-3 năm, nhưng không có phán quyết của tòa án, bị bắt giam và cưỡng bức lao động một cách phi pháp. Rất nhiều người trong số họ là học viên Pháp Luân Công, những người hoàn toàn vô tội, nhưng chỉ vì có tín ngưỡng khác với quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ thường phải chịu nhiều cực hình hơn những người khác."Cô Julie Keith thấy rất chấn động. Cô cảm nhận được sự tuyệt vọng cùng dũng khí của người viết là thư này. Phải rất dũng cảm mới dám viết lá thư như vậy và đặt vào trong hộp đồ trang trí. Vì nếu bị phát hiện, hậu quả sẽ khó mà tưởng tượng được.

Theo Luật của Mỹ, nhập khẩu hàng hóa từ các trại lao động là bất hợp pháp. Hiện nay, Bộ An ninh Quốc nội Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra việc này.[14] Kmart thông báo rằng không có khả năng biết nguồn gốc các sản phẩm, đồ nhựa làm từ trại lao động.[5] Vào năm 2013, tác giả của những bức thư này xuất hiện ở Bắc Kinh. Người đàn ông, tên là Trương, một học viên của Pháp Luân Công đã từng bị đưa vào trại. Ông nói rằng đã viết khoảng hai chục lá thư và nhét chúng vào các sản phẩm với nội dung miêu tả bằng tiếng Anh.[5]

Vào tháng 4 năm 2013, tạp chí Lens Magazine của Trung Quốc bao gồm 14 trang phơi bày sự lạm dụng của trại Lao động Mã Tam Gia. 20,000 câu chuyện điều tra dựa trên khoảng 20 cựu tù nhân, những người đã bị đưa đến cưỡng bức lao động và phải chịu nhiều phương thức tra tấn trong trại. Báo cáo gây nóng bỏng trong nước và hồi sinh các cuộc kêu gọi cải cách hệ thống trại lao động cưỡng bức. Vào ngày mùng 8 tháng 4, hai ngày sau khi báo cáo được công bố, đã có ít nhất 420,000 người tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến về báo cáo. Ngày hôm sau Ban tuyên huấn Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra chỉ thị cấm tất các cơ quan truyền thông "báo cáo lại, viết lại, hoặc thảo luận" về báo cáo của tạp chí Lens.[12]

Ngay sau khi tạp chí của Lens được xuất bản, nhà làm phim và cựu nhiếp ảnh gia của tờ báo New York Times, ông Đỗ Tân đã phát hành một báo cáo về trại Lao động Mã Tam Gia với tựa đề "Người phụ nữ ở trên đầu ma". Tựa đề liên quan đến sự thật rằng trại lao động Mã Tam Gia được xây dựng trên một nghĩa địa, theo cựu tù nhân ông Lưu Hoa,[15] Bộ phim đã bị cấm ở đại lục và ông Đỗ Tân đã bị bắt giữ[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia http://www.cnn.com/2013/11/06/world/asia/china-lab... http://www.ministryoftofu.com/2013/04/torture-meth... http://rendezvous.blogs.nytimes.com/2013/04/11/sto... http://www.nytimes.com/2013/06/12/world/asia/man-d... http://www.nytimes.com/2013/06/13/world/asia/chine... http://www.oregonlive.com/happy-valley/index.ssf/2... http://vietdaikynguyen.com/v2/home/1-world/1862-qw... http://vietdaikynguyen.com/v3/world/gay-chu-y-ve-l... http://chinaview.wordpress.com/category/social/pol... http://www.cecc.gov/pages/roundtables/072602/hung....